Cách Làm Bánh Flan Thơm Ngon

Cách Làm Bánh Flan Thơm Ngon

Cách làm bánh flan không khó nhưng để có được mẻ bánh hoàn hảo, không tanh, không rỗ cũng không hề đơn giản. Với công thức đặc biệt dưới đây mà Reviewsbox đã chia sẻ, bạn sẽ dễ dàng thực hiện thành công món bánh hấp dẫn này trong thời gian ngắn mà thành phẩm thu được vượt ngoài sự mong đợi.

BÁNH FLAN

Tại Việt Nam, bánh flan thường được dùng làm món tráng miệng bởi hương vị thơm ngon, ngọt ngào lại giàu dinh dưỡng. Đặc biệt, đây còn là món ăn vặt phù hợp với mọi lứa tuổi, được giới trẻ ưa chuộng, rất bổ dưỡng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Cách làm bánh flan không yêu cầu kỹ thuật gì đặc biệt nên ai cũng có thể làm được dù mới bắt đầu học làm bánh.

Thành Phần Dinh Dưỡng

Thành Phần Dinh Dưỡng

Bánh flan được làm từ nguyên liệu chính gồm trứng và sữa, đây là các thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Trứng gà giàu chất đạm và các axit amin, trong khi đó, sữa bổ sung canxi, phốt pho, protein, vitamin nhóm B và các khoáng chất khác cho cơ thể.

Ngoài ra, khi kết hợp với một số nguyên liệu khác như các loại trái cây, nước cốt dừa, cà phê, phô mai… cũng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng.

Tham khảo thêm:

  1. Cách Làm Bánh Flan Sữa Tươi Cực Kỳ Đơn Giản Tại Nhà
  2. Cách Làm Bánh Bao Nhân Thịt
  3. Cách Làm Bánh Xèo Miền Trung Giòn Tan

Cách Làm Bánh Flan Sữa Tươi

Cách Làm Bánh Flan Sữa Tươi

Bánh flan sữa tươi không quá ngọt mà có vị thanh nhẹ, mềm béo, tan ngay trong miệng nên không gây cảm giác ngán khi thưởng thức.

Nguyên liệu

  • Trứng gà: 5 quả
  • Sữa tươi: 500ml
  • Đường cát trắng: 100g
  • Nước cốt chanh: 1/2 quả
  • Chiết xuất vani: 1 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 100ml
  • Dụng cụ làm: nồi, muỗng, phới lồng, khuôn đựng…

Các Bước Thực Hiện

  1. Làm caramel

Đầu tiên, cho 50g đường vào nồi, sau đó thêm 100ml nước lọc, nước sẽ thấm đều đường, nhờ vậy đường sẽ không bị bám vào thành nồi gây cháy hay làm đường kết tinh trở lại.

Bắc nồi lên bếp đun ở lửa vừa, trong quá trình nấu không cần khuấy. Nếu đường vàng không đều, bạn chỉ cần nhấc nồi lắc nhẹ cho đều là được. Khi đường đã chuyển sang màu cánh gián đẹp mắt, cho nước cốt chanh vào rồi tắt bếp. Nhanh tay tráng đều một lớp caramel mỏng (khoảng 1 muỗng canh) vào các khuôn bánh đã chuẩn bị sẵn.

  1. Làm bánh

Tách lấy 5 lòng đỏ trứng gà, dùng phới lồng đánh tan nhưng không đánh bông trứng. Khối lượng trứng không tính vỏ là khoảng 200g, nếu dùng trứng gà so có kích cỡ nhỏ thì nên điều chỉnh công thức cho phù hợp.

Cho 500ml sữa tươi và 50g đường vào nồi, khuấy nhẹ theo một chiều đến khi hỗn hợp hòa tan. Bắc nồi sữa lên bếp đun cho sữa ấm nóng nhưng không để sôi. Công đoạn này rất quan trọng giúp bánh không bị rỗ. Đun đến khi hơ tay trên miệng nồi thấy có hơi nóng bốc lên là được.

Tiếp đến, đổ từ từ hỗn hợp sữa vào trứng gà, vừa đổ vừa khuấy đều để tránh vón cục. Sau đó, cho 1 muỗng cà phê chiết xuất vani vào, khuấy cho tan hết. Lọc hỗn hợp qua rây 1 – 2 lần để loại bỏ các bọt khí, giúp bánh sau khi hấp được mịn, không bị lợn cợn.

Đổ hỗn hợp sữa, trứng vào các khuôn caramel. Lưu ý, không đổ đầy mà chỉ đổ 3/4 khuôn vì khi bánh chín sẽ nở ra thêm.

  1. Nướng bánh

Bằng lò nướng: Xếp khuôn bánh vào khay, đổ nước nóng đầy 1/2 khay. Cho vào lò nướng ở 150 – 160 độ C trong vòng 40 phút. Nhiệt độ và thời gian nướng có thể tùy thuộc vào lò và kích cỡ khuôn.

Bằng nồi chiên không dầu: Làm nóng nồi chiên không dầu trước 10 phút ở nhiệt độ 110 độ C. Xếp khuôn bánh vào nồi và nướng trong vòng 35 phút là bánh chín.

  1. Hấp bánh

Bằng nồi hấp: Dùng giấy bạc hoặc màng bọc chịu nhiệt bọc kín khuôn bánh để tránh hơi nước rớt xuống làm bánh bị rỗ. Chuẩn bị nồi hấp cách thủy, xếp các khuôn bánh vào nồi và hấp ở nhiệt độ 80 – 90 độ C (dưới nhiệt độ sôi) trong vòng 15 – 20 phút. Có thể kiểm tra bánh chín chưa bằng cách dùng cây tăm xiên vào bánh, nếu thấy bánh không dính tăm và lỗ châm không có nước là được.

Bằng nồi cơm điện: Cho một lượng nước vừa đủ vào nồi cơm điện, sau đó xếp các khuôn bánh vào rồi phủ khăn xô lên miệng nồi, đậy kín nắp. Bật nút “Cook” và nấu khoảng 20 phút, khi nồi chuyển sang chế độ ủ “Warm” là bánh đã chín.

Yêu Cầu Thành Phẩm Và Thưởng Thức

Yêu Cầu Thành Phẩm Và Thưởng Thức

Thực hiện làm kem flan tại nhà cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:

  • Bánh flan có màu sắc bắt mắt, mịn màng không bị lõm hay vỡ nát.
  • Phần caramel bên dưới không bị dính hay có vị quá đắng.
  • Bánh có độ mềm vừa phải, vị ngọt, béo của các nguyên liệu hòa quyện.
  • Bánh flan sau khi hoàn thành bạn để nguội rồi cho vào tủ lạnh khoảng 3 – 4 tiếng là có thể thưởng thức. Khi ăn cho thêm chút đá bào, sữa đặc, cà phê lại càng tăng thêm hương vị và độ hấp dẫn.

Cách Làm Bánh Flan Truyền Thống

  1. Nguyên liệu
  • Trứng gà: 3 quả
  • Sữa tươi không đường: 200ml
  • Sữa đặc có đường: 60g
  • Đường: 50g
  1. Các bước làm
  • Bước 1: Cho đường vào nồi, đổ ít nước rồi bắc lên bếp đun với lửa nhỏ. Khi thấy đường sôi chảy, bốc khói và ngả màu cánh gián thì cho vào chút nước cốt chanh, lắc đều. Trút nhanh caramel vào khuôn bánh, tráng nhẹ cho tạo một lớp mỏng dưới đáy khuôn.
  • Bước 2: Trứng gà tách lấy lòng đỏ cho vào tô, đánh tan. Cho sữa đặc và sữa tươi vào nồi, bắc lên bếp đun lửa nhỏ cho hơi nóng ấm rồi tắt bếp. Đổ từ từ sữa vào trứng, vừa đổ vừa khuấy nhẹ theo một chiều để hỗn hợp hòa quyện.
  • Bước 3: Lọc hỗn hợp qua rây vài lần cho mịn. Khi caramel trong khuôn đã khô cứng lại thì đổ hỗn hợp trứng sữa vào.
  • Bước 4: Đặt khuôn bánh vào nồi hấp cách thủy. Bắc lên bếp hấp với lửa nhỏ từ 30 – 40 phút. Bánh chín lấy ra để nguội rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 tiếng là dùng được.

Vấn Đề Thường Gặp Và Cách Giải Quyết

Vấn Đề Thường Gặp Và Cách Giải Quyết

Cách làm BÁNH FLAN đơn giản nhưng nếu bạn mới tập tành làm món này lần đầu khó tránh khỏi gặp phải những sự cố ngoài ý muốn. Dưới đây là một số lỗi thường gặp và cách khắc phục để có mẻ bánh hoàn hảo.

  • Flan bị rỗ

Nguyên nhân: Đánh trứng quá bông khiến flan có nhiều bọt khí hoặc nướng/hấp bánh ở nhiệt độ cao cũng khiến flan bị rỗ. Ngoài ra, khi hấp bánh bằng phương pháp cách thủy, hơi nước đọng trên nắp vung nồi rồi rớt xuống gây rỗ bề mặt bánh.

Cách khắc phục: Dùng một chiếc khăn sạch, thấm nước tốt phủ lên miệng nồi rồi mới đậy nắp vung lại. Trong quá trình hấp, cứ cách khoảng 10 – 15 phút mở nắp ra, lau sạch nước đọng. Đậy nắp hoặc bọc kín khuôn flan bằng giấy bạc, màng bọc thực phẩm… cũng có tác dụng ngăn nước rơi vào.

  • Flan không đông

Nguyên nhân: Tỷ lệ trứng và sữa chưa phù hợp (thường do quá nhiều sữa). Ngoài ra còn do nhiệt độ nướng/hấp quá thấp hoặc thời gian chưa đủ lâu để bánh chín hẳn.

Cách khắc phục: Cân đong chính xác và làm đúng theo chỉ dẫn trong công thức.

  • Flan bị khô mặt

Nguyên nhân: Do trộn trứng, sữa chưa đều hoặc nấu ở nhiệt độ quá cao.

Cách khắc phục: Che hoặc bọc kín mặt flan khi nướng/hấp.

  • Còn mùi tanh của trứng

Nguyên nhân: Tỷ lệ trứng và sữa chưa phù hợp, không đun hoặc đun sữa chưa tới.

Cách khắc phục: Làm nóng sữa trước rồi mới cho vào trứng. Ngoài ra, cho một lượng vani vừa đủ để bánh không còn mùi tanh và thơm hơn.

  • Bánh bị vỡ khi lấy khỏi khuôn

Nguyên nhân: Công thức có tỷ lệ chất lỏng quá nhiều so với trứng. Do nướng/hấp bánh chưa đủ thời gian, hoặc để lạnh trong thời gian quá ngắn.

Cách khắc phục: Cân đong chính xác và làm đúng theo chỉ dẫn trong công thức.

  • Caramel bị dính vào đáy khuôn

Nguyên nhân: Nấu nước đường quá lâu hoặc khuấy đảo nhiều khi nấu.

Cách khắc phục: Không đun nước đường quá lâu, chỉ đun đến khi thấy nước đường đã đạt.

Tham khảo thêm:

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về bánh flan, qua đó bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hay về món ăn này, biết được nguồn gốc, cách làm bánh flan và cả những biến tấu của nó nữa. Cùng bắt tay vào thực hiện ngay để bữa ăn hằng ngày thêm hương vị nhé. Chúc bạn thành công.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *